Mục đích của thị thực F1 là cho phép du học sinh đến Mỹ học tập nhưng không được phép ở lại Mỹ làm việc. Ngay sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên phải trở về nước. Tuy nhiên, Mỹ vẫn tạo điều kiện cho sinh việc làm việc và thực tập để cọ xát thực tế trong khi học và sau tốt nghiệp. Nhiều sinh viên đến Mỹ học tập luôn có mong muốn tìm được công việc trong quá trình học nhằm tích lũy kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập. Dưới đây là những công việc hợp pháp mà sinh viên có thể làm theo quy định làm việc dành cho sinh viên F1.
Công việc trong khuôn viên trường theo thị thực F1
Đối với thị thực F1, sinh viên quốc tế có thể làm những công việc điển hình trong trường như: nhà ăn, thư viện, phòng thí nghiệm nghiên cứu hoặc văn phòng tuyển sinh.
Thời gian làm việc theo quy định:
- Tối đa 20 giờ/tuần trong các quý hoặc kỳ học toàn thời gian
- Hơn 20 giờ/tuần trong thời gian nghỉ học (nghỉ đông hoặc nghỉ hè)
Để biết thêm thông tin việc làm trong khuôn viên trường dành cho sinh viên F1, bạn có thể truy cập vào ice.gov.
Du học sinh có được làm việc như một trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu tại trường hay không?
Du học sinh có thể làm việc với vị trí trợ giảng hoặc trợ lý nghiên cứu ngay trong năm học đầu tiên và tất cả các năm học tiếp theo. Thời gian làm việc theo quy định như trên.
Sinh viên F1 cần làm gì khi muốn làm việc tại trường?
Nếu muốn xin được một công việc trong khuôn viên trường, bạn có thể trao đổi với DSO (Designated School Official) và yêu cầu thư xác nhận để trình lên Cơ quan An sinh Xã hội để xin số an sinh xã hội. Số an sinh xã hội cho phép bạn được nhận lương và đóng thuế.
Các công việc bị cấm khi làm việc với thị thực F1
- Làm việc hơn 20 giờ mỗi tuần trong thời gian học (vi phạm quy định làm việc dành cho du học sinh)
- Làm việc cho công ty không cung cấp dịch vụ trực tiếp cho sinh viên hoặc không liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành (không đủ điều kiện theo chương trình CPT hoặc OPT)
Một số công việc bổ sung dành cho sinh viên diện F1
Bên cạnh những quy định về công việc tại trường, sinh viên F1 có thể làm việc ngoài khuôn viên trường theo 3 chương trình sau:
Chương trình Đào tạo Thực hành Ngoại khóa loại 1 (CPT):
- CPT là chương trình cho phép làm việc tạm thời mà công việc có liên quan đến chuyên ngành của du học sinh. Khi tham gia chương trình này, sinh viên sẽ được nhận lương hoặc không. Để làm công việc này, bạn cần học xong một số tín chỉ tại trường. Thời gian bắt đầu làm việc thường là trong giai đoạn thực tập hè.
- Để đáp ứng các yêu cầu của chương trình CPT, bạn cần xin mẫu I-20 (Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tình trạng sinh viên không định cư) từ DSO.
- Bạn có thể làm việc theo chương trình CPT toàn thời gian hoặc bán thời gian.
- Nếu làm việc theo chương trình CPT là cần thiết trong cả khóa học, bạn có thể được chấp thuận để đi làm theo chương trình này. Tuy nhiên, trước hết bạn nên trao đổi với DSO để được hỗ trợ.
Đào tạo thực hành không bắt buộc Loại 2 (OPT)
- OPT là chương trình làm việc tạm thời tại Mỹ liên quan đến lĩnh vực chuyên môn. Đối với sinh viên các chuyên ngành thông thường, họ được quyền làm việc theo chương trình OPT trong vòng 12 tháng trước hoặc sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể vừa làm việc trong và sau khi tốt nghiệp, nhưng số tháng sẽ được cộng tích lũy tối đa là 12 tháng.
Ví dụ: Bạn thực tập hè 3 tháng trong thời gian học theo chương trình OPT thay vì CPT, thì thời gian này sẽ được khấu trừ nên bạn chỉ còn 9 tháng làm việc sau tốt nghiệp.
- Đối với chương trình OPT, bạn không cần phải học để lấy tín chỉ mới có thể làm việc.
- Để làm việc theo chương trình OPT, bạn cần xin phê duyệt I-20 từ DSO và Mẫu I-765 (Đơn xin Giấy phép làm việc) nộp cho USCIS. Nếu chưa nhận được Giấy phép làm việc thì bạn chưa thể bắt đầu công việc.
- Cứ mỗi cấp độ giáo dục thì bạn sẽ nhận được thêm 12 tháng thực tập theo chương trình OPT. Ví dụ đối với cấp bậc Cử nhân, bạn sẽ có 12 tháng làm việc và cấp bậc Thạc sĩ cũng tương tự.
Chương trình Đào tạo Thực hành Bắt buộc mở rộng dành cho sinh viên chuyên ngành STEM (STEM OPT):
- Đối với sinh viên có bằng STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) có thể gia hạn thêm 2 năm làm việc theo chương trình OPT.
CPT và OPT khác nhau như thế nào?
CPT là Chương trình Đào tạo Thực hành bắt buộc, bao gồm trong khóa học của bạn, dù bạn có được trả lương hay không bạn cũng phải hoàn thành chương trình này. Trong khi đó, OPT là chương trình Đào tạo Thực hành Không bắt buộc, bạn không nhất thiết phải làm việc theo chương trình này.
Tóm tắt quy định về số giờ làm việc dành cho sinh viên F1
Năm học đầu tiên | Trong khuôn viên trường | Ngoài khuôn viên trường |
Học kỳ | ≤ 20 giờ mỗi tuần | Không được phép* |
Kỳ nghỉ | >20 giờ mỗi tuần | Không được phép* |
*Du học sinh được phép làm việc theo chương trình CPT trong năm học đầu tiên cho một số trường hợp đặc biệt. Để hiểu về quy định này, bạn cần tham khảo từ DSO.
Năm học thứ hai | Trong khuôn viên trường | Ngoài khuôn viên trường |
Học kỳ | ≤ 20 giờ mỗi tuần | >20 giờ mỗi tuần (CPT)*
≤ 20 giờ mỗi tuần (OPT) |
Kỳ nghỉ | >20 giờ mỗi tuần | > 20 giờ mỗi tuần (CPT)*
> 20 giờ mỗi tuần (OPT) |
Lưu ý: Nếu bạn làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần, bạn thường sẽ được trả lương làm thêm giờ nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
* Nếu bạn làm việc hơn 12 tháng theo chương trình CPT toàn thời gian, thời gian bị dư ra sẽ trừ vào thời gian của chương trình OPT. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc theo chương trình CPT dưới 20 giờ mỗi tuần thì sẽ không ảnh hưởng đến OPT.
Những điều cần biết khi làm việc tự do dành cho sinh viên F1
Làm tự do tức là bạn làm việc mà không có sự quản lý của nhà trường. Trong năm đầu tiên theo học tại Mỹ, bạn không thể làm công việc tự do, chỉ có thể làm việc tại trường. Tuy nhiên sau khi hoàn thành năm thứ nhất, bạn có thể sử dụng OPT để làm việc tự do hoặc tự làm chủ, miễn là công việc liên quan đến chuyên ngành học.
Công việc tự do được tính vào thời gian OPT, do đó thường không được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn theo đuổi công việc này, bạn có thể thảo luận với DSO để làm thủ tục giấy tờ.
Nếu bạn được trao một giải thưởng và phải hoàn thành biểu mẫu thuế 1099 để được lĩnh tiền, thì đó có được coi là công việc trái phép hay không?
Khi bạn nhận được giải thưởng và tiền thưởng từ thành tích của mình thì việc này được luật cho phép.
Tuy nhiên, nếu là một khoản tiền lớn hoặc giải thưởng liên quan đến công việc của bạn, bạn có thể liên hệ với luật sư di trú để được tư vấn thêm về việc hoàn thành Mẫu 1099 và nhận số tiền trên.
Một số giấy tờ được yêu cầu:
- Mẫu đơn 1099
- Mẫu W-8BEN
- Hộ chiếu
- Bản sao visa F1
- Bản sao I-94
- Bản sao I-20 hoặc Giấy phép Làm việc
Bạn sẽ không nhận được tiền lương (thưởng) nếu như không có EAD (Giấy phép Làm việc). Bên cạnh đó, bạn vẫn phải trả thuế cho các giải thưởng vì đây được xem là một nguồn thu nhập.
Nếu bạn được giảm giá học phí hoặc nhận được học bổng du học thì có phải đóng thuế không?
Các hình thức miễn giảm học phí hoặc học bổng liên quan đến khóa học không được xem là thu nhập nên không phải đóng thuế.
Vi phạm quy định làm việc khi sở hữu visa F1 sẽ gây ảnh hưởng như thế nào?
Dưới đây là một số hình thức chế tài xử phạt đối với những sinh viên vi phạm quy định làm việc:
- Nếu làm việc quá 20 giờ trong học kỳ và bị DSO phát hiện, sinh viên có thể bị thu hồi visa F1.
- Nếu sinh viên vi phạm tình trạng cư trú khi sở hữu visa F1, có thể yêu cầu đăng ký khôi phục visa F1. Tuy nhiên, trong thời gian phục hồi visa họ vẫn được đi học nhưng cần ngừng làm việc.
- Nếu sinh viên làm việc trái phép, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn. Lúc này, họ không được khôi phục tình trạng thị thực F1 nữa và có thể bị trục xuất hoặc gặp khó khăn khi tái nhập cảnh vào Mỹ trong tương lai.
Tổng hợp