Canada là một đất nước lý tưởng để bạn lựa chọn đầu tư, định cư hay du lịch. Tuy nhiên, 1 điều bạn cần lưu ý chính là nắm rõ thủ tục nhập cảnh vào Canada, vì hải quan Canada rất nghiêm ngặt và khắt khe.
Việc mang những vật dụng không được phép khi sang Canada có thể dẫn đến việc bạn bị chậm trễ chuyến đi hoặc bị phạt tiền nghiêm trọng. Trong bài viết này, AMC Travel sẽ liệt kê những đồ vật có thể và không thể mang khi nhập cảnh vào Canada.
Những vật dụng có thể mang vào Canada
Với đồ ăn nhẹ đóng gói và các sản phẩm rượu và thuốc lá, bạn phải khai báo ngay tại hải quan Canada. Nếu một mặt hàng thực phẩm nào đó được công bố là không an toàn, nó sẽ bị tịch thu.
Thực phẩm
Thực phẩm khô và đóng gói không có thành phần là thịt, mỗi người có thể mang tối đa 20kg.
Những sản phẩm từ thịt:
– Tối đa mỗi người được mang 20kg thịt, được chuẩn bị và vô trùng theo đúng tiêu chuẩn thương mại.
– Có bao bì gồm các thông tin nhận diện nhãn hiệu, tên sản phẩm cùng nguồn gốc xuất xứ.
– Bao bì được niêm phong kín có thể bao gồm: lọ thủy tinh, lon, dĩa nhựa dùng 1 lần có nắp đậy, túi zip.
Rượu: 1,5 lít (hai chai 750ml) rượu hoặc 8,5 lít (khoảng 24 lon hoặc chai) bia hoặc 40 ounce rượu (khoảng 1.2 lít).
Vật nuôi
Để mang chó hoặc mèo của bạn đến Canada, bạn phải có giấy chứng nhận có chữ ký của bác sĩ thú y để chứng minh vật nuôi của bạn đã được tiêm phòng bệnh dại trong vòng 3 năm qua.
Nếu chó hoặc mèo của bạn dưới 3 tháng tuổi thì không cần phải có giấy chứng nhận đã tiêm phòng dại.
Vũ khí và thuốc lá
Vũ khí: Bạn chỉ được phép mang súng vào Canada cho sự kiện thể thao, trong trường hợp này, bạn phải khai báo súng của mình cho hải quan.
Thuốc lá: 200 điếu hoặc 50 điếu xì gà. Xì gà Cuba không bị cấm ở Canada như ở Mỹ.
Vật dụng khác
Phương tiện và thiết bị chạy bằng pin
Thiết bị cắm trại
Bàn là và bật lửa
Đá khô, nước muối hoặc gel / túi đá
Oxy cho các mục đích y tế
Lưu ý: Dù các sản phẩm này được phép mang vào Canada nhưng bạn vẫn nên khai báo đầy đủ trên Declaration Form khi đến sân bay tại Canada.
Những vật dụng bị hạn chế hoặc bị cấm
Thực phẩm, thực vật và động vật nhằm hạn chế hoặc cấm nhập cảnh vì sợ chứa các loại dịch hại cho thực vật và động vật ở nước ngoài. Những quy định này nhằm bảo vệ cho động vật và thực vật cũng như môi trường sống tại Canada được khỏe mạnh và an toàn.
Thực phẩm
Trái cây tươi và rau quả và các sản phẩm động vật và cá
Những sản phẩm từ thịt:
– Các loại thịt tươi, sấy khô, phơi khô (đã được chế biến, tẩm ướp mà không phải thịt chín,…)
– Nếu thịt có nguồn gốc từ thịt bò, thịt cừu, thịt dê,… thì chỉ được nhập khẩu từ những nước không có nguy cơ bị nhiễm bệnh não Bovine Spongiform
Cá và các loại hải sản: Tất cả các loài đều được ngoại trừ: Cá nóc, cua biển Trung Quốc
Ngoài phô mai, hầu như các sản phẩm khác từ sữa đều bị cấm. Các mặt hàng sau không được mang: Sữa và các sản phẩm làm từ sữa như váng sữa, kem, sữa tách béo, dầu bơ và các sản phẩm tương tự
Cần sa và thuốc lá
Ma túy bất hợp pháp: Tuyệt đối không được mang bất kỳ loại ma túy bất hợp pháp nào qua biên giới vào Canada
Cần sa: Ngay cả khi bạn có đơn thuốc cần sa y tế (từ Hoa Kỳ, Canada hoặc quốc gia khác), bạn không thể mang cần sa vào Canada
Vật dụng khác
Các đồ vật tự làm (homemade) từ cây hoặc gỗ
Các loại cây trồng, củi đốt
Hoa tươi có khả năng sinh sản, cây giống có thể sang chiết, hạt giống để gieo trồng….
Máy lọc không khí và máy ion hóa
Khí nén / xi lanh
Vật liệu ăn mòn và oxy hóa
Thuốc xịt phòng thủ / làm mất khả năng sinh sản
Chất nổ / Chất lỏng và Chất rắn dễ cháy
Thiết bị chạy bằng nhiên liệu
Sơn
Chất độc / Độc tố
Vật liệu phóng xạ
Các lưu ý quan trọng
Hãy khai báo tất cả các đồ dùng sản phẩm liên quan đến thức ăn, thực vật và động vật (Food, Plant, Animal: FPA) với CBSA khi bạn vào Canada, dù đó có phải là đồ được phép mang vào Canada hay không.
Nếu bạn không chắc về vật dụng nào đó trong hành lý, đừng giấu mà hãy hỏi nhân viên hải quan. Hãy xác nhận một cách rõ ràng các yêu cầu nhập khẩu đối với sản phẩm có liên quan đến thức ăn, thực vật, động vật trước khi bay.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Automated Import Reference System (AIRS) của Canadian Food Inspection Agency (CFTA) để kiểm tra xem vật dụng của bạn có được mang sang Canada hay không?